Các công trình Kiến trúc xanh đẹp

Home » Kiến Trúc Xanh Là Gì? Như Nào Là Công Trình Kiến Trúc Xanh? 

Kiến Trúc Xanh Là Gì? Như Nào Là Công Trình Kiến Trúc Xanh? 

Ngày nay, đang có nhiều dự án kiến trúc xanh được triển khai và thúc đẩy tiến trình xây dựng. Kiến trúc xanh được tạo ra để đáp ứng những yêu cầu cần thiết và nâng cao chất lượng cuộc sống hàng ngày của con người. Vậy, khái niệm “kiến trúc xanh” là gì? Phong cách thiết kế này đang phát triển như thế nào? Cùng APA Academy tìm hiểu nhé!

Kiến trúc xanh là gì? 

Kiến trúc xanh là một phương pháp tiếp cận trong lĩnh vực kiến trúc và xây dựng. Mục đích tạo ra các công trình và hệ thống xây dựng bền vững, tối ưu hóa sự tương tác giữa con người và môi trường xanh. 

Mục tiêu của kiến trúc xanh là tạo ra những công trình có tác động tích cực đến môi trường, sức khỏe và sự thoải mái của những người sử dụng. Kiến trúc xanh tập trung vào việc thiết kế và xây dựng các công trình như nhà ở, văn phòng, trung tâm thương mại, và cả các quy hoạch đô thị. 

Công trình kiến trúc xanh tiêu biểu
Công trình kiến trúc xanh tiêu biểu

Các yếu tố quan trọng trong kiến trúc xanh bao gồm: 

  • Sử dụng tài nguyên tái tạo 
  • Tối ưu hóa sử dụng năng lượng
  • Quản lý nước thông minh 
  • Sử dụng vật liệu xanh và thân thiện với môi trường
  • Tạo không gian xanh và hệ thống cây cối
  • Cải thiện chất lượng không khí và ánh sáng tự nhiên
  • Tạo ra môi trường sống lành mạnh và thoải mái cho cư dân.

Xu hướng kiến trúc xanh 

Quá trình đô thị hóa, gia tăng và phát triển dân số dẫn đến nhu cầu sử dụng năng lượng và phát thải ra môi trường ngày càng tăng. Đối mặt với tình trạng biến đổi khí hậu ngày càng phức tạp, nhiều chiến lược đã được nghiên cứu và triển khai nhằm hướng tới phát triển bền vững. Trong số đó có các xu hướng kiến trúc xanh như:

  • Kiến trúc sinh khí hậu (Bioclimatic Architecture)
  • Kiến trúc sinh thái (Ecologic Architecture)
  • Kiến trúc môi trường (Environmental Architecture)
  • Kiến trúc hiệu quả năng lượng (Energy Efficient Building)
Công trình Kiến trúc xanh - Trường đại học FPT Hà Nội
Công trình Kiến trúc xanh – Trường đại học FPT Hà Nội

Các tiêu chí đánh giá kiến trúc xanh 

Vị trí bền vững

  • Địa điểm thi công phù hợp với quy hoạch.
  • Bảo vệ môi trường và cảnh quan thiên nhiên.
  • Ứng phó với biến đổi khí hậu và phòng chống thiên tai.
  • Hòa vào cảnh sắc thiên nhiên.
  • Cải tạo nâng cấp môi trường cảnh quan.

Sử dụng hiệu quả các nguồn năng lượng

  • Khai thác và sử dụng không khí và ánh sáng tự nhiên một cách hiệu quả.
  • Sử dụng hiệu quả tài nguyên nước. 
  • Sử dụng những vật liệu mà thân thiện với môi trường. 
  • Sử dụng đất hợp lý, tiết kiệm trong xây dựng. 
  • Sử dụng năng lượng hiệu quả. 
  • Áp dụng công nghệ xanh. 
  • Quản lý hiệu quả việc xây dựng, vận hành và sử dụng các công trình kiến ​​trúc và đô thị.

Chất lượng môi trường trong nhà

  • Tổ chức không gian nội thất theo nhu cầu tâm sinh lý, giao tiếp cộng đồng. 
  • Bao che ngăn ngừa, phòng ngừa và giảm thiểu tác động của các yếu tố môi trường tự nhiên và nhân tạo. 
  • Vật liệu nội thất đảm bảo không phát thải khí độc hại, không ảnh hưởng đến sức khỏe và tâm lý người sử dụng. 
  • Chất lượng không khí đảm bảo. 
  • Mức ồn đảm bảo mức ồn trong nhà và khu vực đô thị dưới GHCP. 
  • Chiếu sáng nhằm giảm tiêu hao năng lượng, quản lý và điều khiển chiếu sáng, tiết kiệm năng lượng.

Bản sắc kiến ​​​​trúc nâng cao

  • Giải pháp phát triển, kiến ​​trúc tương thích với nhu cầu cuộc sống, hướng tới các giá trị văn hóa xã hội trong tương lai.
  • Bảo tồn, kế thừa và khai thác các giá trị văn hóa, kiến ​​trúc truyền thống, bản sắc dân tộc của vùng.
  • Ứng dụng khoa học công nghệ tiên tiến, thích ứng với biến đổi khí hậu, mang lại hiệu quả kinh tế – xã hội.

Xã hội bền vững

  • Hòa mình vào một môi trường nhân văn.
  • Đáp ứng nhu cầu vật chất, văn hóa, tinh thần của cá nhân, cộng đồng và quốc gia.
  • Tôn trọng việc bảo tồn và phát huy các giá trị di sản văn hóa.
  • Môi trường kinh tế – xã hội phải ổn định.

Bạn có thể tham khảo: Top 15 phong cách thiết kế nội thất mới nhất hiện nay

Lợi ích của kiến trúc xanh

Kiến trúc xanh mang lại nhiều lợi ích quan trọng từ các công trình xây dựng và quy hoạch đô thị bền vững.Một số lợi ích mà kiến trúc xanh có thể mang lại như:

Bảo vệ môi trường

Kiến trúc xanh giúp giảm thiểu tác động tiêu cực đến môi trường và tài nguyên tự nhiên.

  • Tối ưu hóa sử dụng năng lượng
  • Giảm lượng khí thải carbon
  • Tiết kiệm nước
  • Sử dụng vật liệu tái chế và tái sử dụng
  • Tạo ra hệ thống cây xanh và không gian xanh
  • Giảm ô nhiễm và tạo ra không khí trong lành hơn.

Tiết kiệm năng lượng và chi phí

Kiến trúc xanh với hệ thống cách nhiệt, hệ thống ánh sáng tự nhiên, hệ thống điều hòa không khí hiệu quả và sử dụng nguồn năng lượng tái tạo. Điều này giúp giảm tiêu thụ năng lượng và chi phí vận hành. Đồng thời tạo ra môi trường sống và làm việc tiết kiệm, thoải mái và hiệu quả.

Cải thiện sức khỏe và sự thoải mái

Kiến trúc xanh tạo ra môi trường sống và làm việc tốt cho sức khỏe và sự thoải mái của cư dân. Nó tận dụng ánh sáng tự nhiên, kiểm soát nhiệt độ và độ ẩm, lọc không khí, giảm tiếng ồn và tạo không gian xanh. Từ đó cung cấp một môi trường lành mạnh và tăng cường sự tập trung, sáng tạo và thư giãn cho người dùng.

Tạo ra không gian sống và làm việc tương tác 

Kiến trúc xanh thúc đẩy tạo ra không gian sống và làm việc tương tác, đồng thời khuyến khích sự kết nối giữa con người và thiên nhiên. 

Kiến trúc xanh tạo điều kiện cho hoạt động ngoài trời, thúc đẩy giao tiếp và tạo cộng đồng. Đồng thời cung cấp không gian xanh và tạo cảm giác thư giãn.

Thúc đẩy tư duy và ý thức bền vững 

Kiến trúc xanh không chỉ tạo ra các công trình bền vững mà còn thúc đẩy tư duy và ý thức bền vững. Các công trình xanh truyền tải thông điệp về bảo vệ môi trường, khuyến khích việc sử dụng nguồn tài nguyên tiết kiệm. Đồng thời góp phần vào việc xây dựng một tương lai bền vững và sống hòa hợp với thiên nhiên.

Bạn có thể tham khảo: Khóa học thiết kế kiến trúc nội thất chuyên sâu 

Các công trình kiến trúc xanh ở Việt Nam

Số lượng công trình kiến trúc xanh đáp ứng tiêu chuẩn ngày càng gia tăng không chỉ ở quốc tế mà còn tại Việt Nam. Đặc điểm của các công trình kiến trúc xanh ở Việt nam là sử dụng tài nguyên một cách hiệu quả, giảm chi phí vận hành, giảm thiểu ảnh hưởng đến môi trường. Đồng thời vẫn đảm bảo tiện nghi cho người sử dụng và tạo điều kiện sống tốt nhất cho con người.

Dự án Genesis School. Chủ đầu tư

  • Chủ đầu tư: Tập đoàn Capital House
  • Vị trí dự án: Đường Nguyễn Văn Huyên mới, khu đô thị tây Hồ Tây, Xuân La, Tây Hồ, Hà Nội
  • Quy mô dự án: Tổng diện tích: 6160,5m2
  • Đạt chứng chỉ xanh LOTUS hạng vàng
Dự án Genesis School
Dự án Genesis School

Dự án ECOHOME 3. Chủ đầu tư

  • Chủ đầu tư: Tập đoàn Capital House
  • Vị trí dự án: Đường Tân Xuân, Phường Đông Ngạc, Quận Nam Từ Liêm, Hà Nội
  • Quy mô dự án: Hai tòa NO2 và NO3, mỗi tòa cao 31 tầng. Tổng sô căn hộ 1456 căn với diện tích linh hoạt từ 39,9 – 76,7m2
  • Đạt chứng chỉ xanh EDGE (Tổ chức tài chính Quốc tế IFC)
Dự án ECOHOME 3
Dự án ECOHOME 3

Dự án Diamond Lotus riverside

  • Chủ đầu tư: Phúc Khang Corporation
  • Vị trí: 49C Lê Quang Kim, phường 8, quận 8, TPHCM
  • Quy mô dự án: Tổng diện tích dự án: 16.800m2
  • Đạt chứng nhận LEED  
Dự án Diamond Lotus riverside
Dự án Diamond Lotus riverside

Dự án The Coastal Hill. Chủ đầu tư: FLC

  • Chủ đầu tư: FLC
  • Vị trí: Quần thể FLC, TP. Quy Nhơn, Bình Định
  • Quy mô: 1500 phòng và sức chứa 3500 người
  • Đạt mức bạch kim, đáp ứng 7 tiêu chí cao nhất của LEED
Dự án The Coastal Hill. Chủ đầu tư: FLC
Dự án The Coastal Hill. Chủ đầu tư: FLC

Dự án Forest in the sky

  • Chủ đầu tư: Công ty Cổ phần Hồng Hạc Đại Lải
  • Vị trí: Nằm trong quần thể Flamingo Đại lải Resort, xã Ngọc Thanh, Phúc Yên, Vĩnh Phúc
  • Đạt chứng chỉ EDGE 
Dự án Forest in the sky
Dự án Forest in the sky

Trên là các công trình kiến trúc xanh ở Việt Nam nổi tiếng mà APA muốn chia sẻ với bạn. Cùng tìm hiểu các công trình kiến trúc xanh nổi tiếng thế giới trong phần tiếp theo nhé!

Các công trình kiến trúc xanh nổi tiếng thế giới

Ark of the World (Costa Rica)

Ark of the World là một công trình kiến trúc do kiến trúc sư danh tiếng Greg Lynn thiết kế. Dựa trên nguyên tắc kiến trúc mà chính ông đã phát triển, được gọi là ‘kiến trúc giọt nước’. Đây là một loại kiến trúc lấy cảm hứng từ hình dáng của các vi khuẩn amip và một số biến thể tự nhiên khác, tạo nên cơ sở cho thiết kế của các tòa nhà.

Ark of the World (Costa Rica)
Ark of the World (Costa Rica)

Tòa nhà Ascent (Mỹ)

Tòa nhà Ascent tọa lạc gần cầu Roebling ở tiểu bang Cincinnati, Mỹ. Nó được xây dựng dưới bàn tay của kiến trúc sư Daniel Libeskind. Phần mái của tòa nhà mang hình dáng của một chiếc lưỡi liềm mô phỏng từ thiên nhiên, đồng thời mang lại cho du khách một góc nhìn toàn diện của thành phố.

Tòa nhà Ascent tọa lạc gần cầu Roebling ở tiểu bang Cincinnati, Mỹ
Tòa nhà Ascent tọa lạc gần cầu Roebling ở tiểu bang Cincinnati, Mỹ

Tòa nhà Anti-Smog (Pháp)

Tòa nhà chống khói do kỹ sư Vincent Callebaut, người có tài năng xuất chúng, thiết kế. Ông mô tả công trình của mình như một kiến trúc chống khói bụi độc hại từ tình trạng giao thông nặng nề ở Paris, bằng cách hấp thụ và tái chế khí thải. Ngoài ra, tòa nhà Anti-Smog còn khai thác nước mưa từ các khu vực xanh trên mái nhà để sử dụng cho toàn bộ công trình.

Tòa nhà Anti-Smog (Pháp)
Tòa nhà Anti-Smog (Pháp)

Tòa City Hall (Anh)

Tòa nhà được lập kế hoạch bởi công ty do Norman Foster sáng lập – một nhà kiến trúc sư có niềm tin rằng: “Thế giới có thể thay đổi thông qua việc thay đổi thiết kế của nơi chúng ta sống”. 

Được đặt tại bờ sông Thames, trong khu vực Southwark của London, Foster coi nó như một viên ngọc lấp lánh bên dòng sông của thành phố. Mục tiêu chính khi xây dựng tòa nhà là tránh gây ô nhiễm môi trường, sử dụng các vật liệu bền vững.

Tòa City Hall (Anh)
Tòa City Hall (Anh)

Tòa nhà Urban Cactus (Hà Lan)

Tòa nhà cao 19 tầng, được thiết kế theo một kiểu dáng độc đáo và không tuân theo bất kỳ quy luật nào trước đây. Cấu trúc này tập trung vào việc tối ưu hóa ánh sáng tự nhiên cho các không gian bên trong. Mô phỏng theo hình dáng của một cụm xương rồng, kiến trúc phản ánh sự sáng tạo và độc đáo.

Tòa nhà Urban Cactus (Hà Lan)
Tòa nhà Urban Cactus (Hà Lan)

Tòa Jumptown (Mỹ)

Tòa nhà Jumptown được xây dựng với mục tiêu trở thành một tòa nhà xanh tại thành phố Oregon. Thiết kế của nó tích hợp nhiều tính năng thân thiện với môi trường. Bao gồm sử dụng năng lượng mặt trời, tái chế nước thải và nước mưa, cùng việc sử dụng vật liệu bền vững. 

Điểm đặc biệt của Jumptown là khu vườn độc đáo, bắt nguồn từ đỉnh tòa nhà và rải dọc như một dòng thác nước xanh.

Hình ảnh mô phỏng tòa Jumptown (Mỹ)
Hình ảnh mô phỏng tòa Jumptown (Mỹ)

Tóm lại, kiến trúc xanh mang lại lợi ích to lớn cho môi trường, sức khỏe con người và cộng đồng. Nó không chỉ là một xu hướng trong ngành kiến trúc mà còn là một cách tiếp cận tạo ra những công trình. Đồng thời hệ thống xây dựng tương thích với môi trường và mang lại lợi ích kép cho con người và hành tinh.

Trên đây là những kiến thức về kiến trúc xanh mà APA muốn chia sẻ tới các bạn. Hy vọng qua bài viết này, bạn có thể hiểu được kiến trúc xanh là gì và những xu hướng kiến trúc xanh hiện nay. Từ đó, bạn có thể phát triển thêm nhiều ý tưởng mới trong dự án của mình. Đừng quên truy cập APA Academy để không bỏ lỡ những thông tin bổ ích liên quan đến kiến trúc và nội thất nhé!

 

Ưu đãi đặc biệt
giảm tới 50% combo
khóa học chỉ trong
hôm nay

Đăng ký để nhận được những thông tin mới nhất về khóa học, lịch khai giảng khóa học mới, khuyến mãi...

Thời gian ưu đãi còn lại

0

Ngày

0

Giờ

0

Phút

0

Giây