Quá trình hậu kỳ sau khi render ảnh rất quan trọng. Hậu kỳ giúp chúng ta có được một hình ảnh cuối cùng với tông màu tình cảm hơn. Nó còn giúp xử lý các lỗi vật liệu, tăng độ sáng ở những vùng cần thiết, và tạo ra một sản phẩm đẹp mắt và ưa nhìn. Cùng APA Academy tìm hiểu Cách hậu kỳ ảnh kiến trúc sau khi render chỉ bằng vài bước nhé!
Bước 1: Điều chỉnh cân bằng trắng và thông số Exposure – Tăng độ sáng tối cho ảnh
Bước 2: Điều chỉnh nhiệt độ màu
Nhiệt độ màu của bức ảnh rất quan trọng, nó sẽ tạo ra một không gian cảm xúc như buổi sáng sớm, buổi trưa, hoặc chiều tà với tông màu nâu vàng hoặc xanh đen của đêm tối.
Tôi thường điều chỉnh nhiệt độ màu nghiêng về tông vàng để tăng độ ấm cho bức ảnh.
Bước 3: Độ tương phản Contas
Độ tương phản Contas là sự đối lập giữa màu tối và màu sáng trong một bức ảnh.
Một bức ảnh sẽ trở nên đẹp hơn khi có sự tương phản hài hòa giữa các vùng sáng và tối, tạo nên một khung cảnh dễ chịu và thu hút người nhìn.
Bạn có thể điều chỉnh độ tương phản này bằng cách tăng hoặc giảm các thông số Black hoặc White.
Bước 4: Sử dụng công cụ Carity
Carity là một công cụ tôi rất ưa thích, vì nó giúp làm rõ và tạo độ lì cho texture, đồng thời tăng cường tương phản và độ sâu cho vật liệu. Ví dụ, tôi đã sử dụng công cụ này để áp dụng cho thảm cỏ và map bê tông.
Bước 5: Sử dụng thanh Saturation
Nếu bạn muốn có tông màu vintage, hãy giảm cường độ màu tổng thể xuống bằng cách sử dụng thanh Saturation. Cuối cùng, hãy xuất ảnh dưới định dạng chất lượng cao như .tif hoặc PNG bằng phím tắt Ctrl + Shift + E.
Chúc bạn có một bức ảnh ưng ý!
Tôi đã so sánh hai bức ảnh: một bức chưa được hậu kỳ và một bức đã được chỉnh sửa bằng Lightroom.
Bài viết trên đã chia sẻ cách hậu kỳ ảnh kiến trúc sau khi render bằng Lightroom. Hy vọng nó sẽ giúp ích cho bạn. Đừng quên truy cập APA Academy để tránh bỏ lỡ những kiến thức hay nhé!